Trên báo điện tử New York Times vừa có một chuyên trang về khối băng vĩnh cửu trên dãy núi Tuyuksu ở Trung Á đang bắt đầu tan biến.
Băng trên núi tan rã thì cũng có nghĩa là ít nguồn cung ứng nước ngọt hơn cho dân chúng và các vụ mùa nông nghiệp dưới hạ nguồn.
Thực ra, ngoài rừng thì băng tuyết là yếu tố duy nhất lưu giữ nước ngọt và cung cấp nước dần dần cho các dòng suối và sông lớn, tạo ra nhiều lưu vực đồng bằng vĩ đại ở Châu Á, như đồng bằng Ấn Hằng (liên kết với hệ thống sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ), đồng bằng Hoa Bắc (liên kết với hệ thống sông Hoàng Hà ở Trung Quốc), đồng bằng sông Cửu Long (liên kết với hệ thống sông Mekong), đồng bằng Lưỡng Hà (liên kết với hệ thống sông Euphrates và Tigris...
Tất cả các con sông này đều có nguồn gốc dòng chảy từ tuyết và băng tan ra ở trên các đỉnh núi nằm trong dãy Himalaya, Tây Tạng, Thiên Sơn, Pamis, và sơn nguyên Armenia.
Với tình trạng nền nhiệt toàn cầu tăng cao của hiện tượng nóng lên toàn cầu cho khí thải nhà kính từ các quốc gia công nghiệp (Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản), băng tại đây chắc chắn sẽ tan nhanh hơn mức bình thường, và lượng băng mới hình thành sẽ không đủ để bù vào số đã tan mất. Ví dụ: trong 6 thập kỷ mới đây, diện tích toàn thể băng ở trên đỉnh Tuyuksu đã lùi hơn 1km lên phía trên triền núi.
Có tổng cộng khoảng 150.000 dải băng hà trên toàn thế giới. Đó là chưa bao gồm các khối băng vĩnh cửu lớn ở đảo Greenland và Nam Cực. Tổng số băng hà này bao phủ 518.000 km vuông bề mặt Trái Đất. Trong hơn 4 thập kỷ qua, toàn bộ chúng đã tan mất một bề dày mặt băng là 21 mét.
Băng trên một số đỉnh núi đã gần như biến mất, ví dụ như ở dãy núi Rockies và Andes. Cho dù loài người có cắt giảm một lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngay lập tức, thì khí quyển và đại dương vẫn có đủ độ ấm nóng để tiếp tục làm tan băng trên toàn thế giới.
Và như thế, băng tan từ đất liền sẽ làm cho mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng đến hiệu suất của các đập thủy điện, gây lũ lụt, thay đổi dòng chảy của sông suối, làm biến đổi hệ sinh thái sông ngòi, tác động lớn đến nguồn cung cấp nước ngọt cho người dân và nền sản xuất nông nghiệp dưới hạ lưu.
Ban đầu, người dân dưới hạ lưu sẽ nhận được rất nhiều nước (do tốc độ băng tan gia tăng) đến mức gây lũ lụt, nhưng rồi sau đó, lưu lượng nước sẽ sụt giảm mạnh mẽ, làm cho nạn hạn hán càng trở nên khốc liệt hơn, nhất là khi nền nhiệt khí hậu ở vùng xích đạo tăng cao trung bình 36°C trong suốt cả năm.
Với dòng sông Mekong, chúng tôi dự báo trong khoảng 5 năm sắp tới, lượng nước vẫn về đều đặn, và thậm chí còn nhiều hơn, dù có các đập chắn thủy điện do Trung Quốc, Lào và Campuchia xây ở thượng nguồn. Nhưng sau 10 năm nữa, lượng nước suy kiệt sẽ khiến tất cả các nhà máy thủy điện này không còn hiệu suất cao như xưa nữa, buộc lòng họ phải nâng khả năng tích nước lên cao hơn nữa trong dài hạn. Hậu quả cuối cùng chính là tất cả người dân ở khu vực hạ lưu, bao gồm vùng hồ Tonlesap (Cambodia) và Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ thiếu hụt nước trầm trọng.
Nền kinh tế tăng trưởng, các thương hiệu hàng hóa, chỉ số chứng khoán, lối sống tiêu thụ và nền văn minh tư bản, đều được sinh ra và phát triển từ
- -Những ống khói thải khí công nghiệp ở Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ, Nga, Nhật,
- -Dòng điện của các nhà máy thủy điện dọc theo những con sông lớn nhất,
- -Các mỏ khai khoáng và những cánh rừng bị chặt phá,
- -Hàng nghìn chủng loài sinh vật bị giết và tuyệt chủng.
Tất cả những thứ đó nhằm mục đích tạo ra tiền và nhiều tiện nghi vật chất hơn nữa cho cuộc sống xa xỉ của 1% những người giàu nhất hành tinh này, đang sống ở các trung tâm tài chính lớn như London, New York, Dubai, Hong Kong, Thượng Hải... Trong khi đó, phần 99% còn lại, thì
- -Một phần nhỏ bị cuốn vào guồng máy sản xuất và tăng trưởng bằng mọi giá, ủng hộ hệ thống hết mình dưới những lý thuyết hô hào rất "vĩ đại", kiểu như "Let's Make Amerika Great Again" hay "Made in China 2025",
- - Phần lớn sẽ trở nên nghèo khổ, bị bóc lột và chịu đựng các hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra, mà không bao giờ hiểu được nguyên nhân trực tiếp của các thảm họa này từ đâu ra, vì sao họ luôn đau khổ, và tương lai của tất cả là cái chết kinh hoàng
ref: Nguyen-Dat-An