Việt nam ngày càng mở rộng quan hệ khăng khí và là đối tác đáng tin cậy của Mỹ. Ngoài ra chúng ta còn là láng giềng sát bên với đất nước Trung Hoa rộng lớn. Cuộc chiến Mỹ Trung ngày càng quyết liệt và khó lường. Tuy nhiên đang dần hé mở một con đường dẫn đến tương lai tươi sáng cũng như thời cơ cực lớn cho Việt nam mà không phải ai cũng biết
Ngược dòng lịch sử một chút, Cordell Hull - người từng giữ chức bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ dài nhất trong lịch sử với hơn 11 năm tại vị, vào năm 1934 đã từng phát biểu rằng “chúng ta đã học được rằng thuế quan bảo hộ ngăn cấm là khẩu súng giật ngược lại chính chúng ta”. Trước đó hệ thống thuế quan Fordney-McCumber và Smoot-Hawley đã khiến thương mại điêu đứng và kinh tế Mỹ không thoát ra được cảnh trì trệ bao nhiêu năm, mà Hull chính là người phải đổ vỏ.
Trump và người Mỹ ngày nay có vẻ không phải là những người giỏi về lịch sử, không nhớ rằng thế giới phương Tây thời kỳ của Hull đã học được bài học đắt giá ra sao về chiến tranh thương mại, được tiến hành với những biện pháp khốc liệt và phản khoa học đó là bảo hộ thuế quan và phá giá tiền tệ có hệ thống.
Tàn dư của chủ nghĩa trọng thương trong đầu giới tinh hoa lãnh đạo đã khiến các cường quốc ở hai bên bờ Đại Tây Dương lao vào phong trào “làm nghèo nhà hàng xóm” bằng cách phá giá nội tệ và dựng nên những nấc thuế ngày càng cao hơn, dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống bản vị và sau đó là hệ thống hối đoái vàng, thậm chí nhiều chuyên gia tin rằng nó chính là một nguyên nhân khởi phát hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng đẫm máu.
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung ngày nay đang đi theo vết xe đổ đó. Cuộc chiến này là do người Mỹ bắt đầu, nó chứng tỏ Mỹ đã ở thế rất yếu. Chỉ có quốc gia với nền sản xuất kém hơn mới phải dùng thuế quan làm hàng rào bảo hộ. Trung Quốc đã bắt đầu phá giá tiền tệ để tự vệ, đây cũng là hành vi uống thuốc độc giải khát, như tôi đã phân tích, về lâu dài sẽ lợi bất cập hại. Đây là cuộc chiến mà cả hai đều sẽ chết hoặc bị thương.
Việt Nam không nên adua theo bất kỳ thằng nào cả, hãy im lặng và đẩy mạnh làm ăn với cả Mỹ lẫn Trung Hoa, thúc đẩy tăng cường thương mại và thu hút đầu tư, cả hai nước này đều quan trọng với ta không thể thay thế hay chọn ai bỏ ai được. Đặc biệt nên tìm cách khai thác thị trường vừa rộng lớn, vừa dễ tính của người hàng xóm. Với 1,4 tỉ dân thì nguyên xuất rau củ và phục vụ khách du lịch của họ cũng đủ giàu.
Nhiều anh chị cứ nghĩ rằng thị trường Mỹ thì tốt hơn, thực tế thì không phải, quả thanh long vừa mời vừa lạy nó bao nhiêu năm mà chưa vào được, bán được mấy con tôm, miếng cá thì nó hành cho lên bờ xuống ruộng, tiền chủ yếu nuôi bọn chủ tàu viễn dương với logistics nước ngoài, chứ hay ho gì đâu mà các anh chị cứ đua đòi phải xuất Mỹ cho bằng được? Tiền nào chả tiêu được, chả nhẽ tiền của Tàu thì nó kém sang hơn tiền Mỹ, hay sao?
Việt Nam cũng nên tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng của Trung Quốc. Đơn giản như Việt Nam có sản lượng cao su hàng năm rất lớn, hãy tập trung vào công nghiệp lốp xe chuyên để cung cấp cho họ. Trung Hoa một năm sản xuất 23,5 triệu xe du lịch và 4,3 triệu xe thương mại khác, nhu cầu về lốp lên tới hàng trăm triệu chiếc mỗi năm, chưa kể xe máy, xe đạp…., chỉ riêng mảng này đã là một thị trường nhiều chục tỉ đô mà biên lợi nhuận có khi còn cao hơn sản xuất ô tô nguyên chiếc.
Việt Nam thậm chí nên đi xa hơn bằng cách tranh thủ lúc Trung Quốc đang bị cô lập để ký hiệp định thương mại tự do thẳng với họ, song song với hiệp định ASEAN-Trung Quốc sẵn có. Vị thế và mối quan hệ của các nước ASEAN còn lại với Trung Quốc không thể bằng Việt Nam được, tôi tin nếu Việt Nam chủ động đề nghị, Trung Hoa sẽ gật gù đồng ý.
Tranh thủ thời điểm khó khăn này để hội nhập kinh tế với Trung Hoa, và rộng hơn là Đông Bắc Á, đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 500 tỉ đô trong 10 năm tới và hướng tới xuất siêu vào thị trường này, con đường ấy chính là lối đi sáng và khả thi nhất cho dân tộc tiến lên.
Xin trích lại câu nói bất hủ của kẻ già này cách đây vài năm về mối quan hệ với láng giềng: “Hãy coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một con sóng, đừng né nó, càng đừng cố gắng đương đầu chống lại nó, mà hãy học cách lướt trên nó.”
Và tương lai của đất nước, dân tộc chúng ta, phụ thuộc vào cách chúng ta chơi với Trung Quốc như thế nào. Theo phân tích của : Chung Nguyen
Ngược dòng lịch sử một chút, Cordell Hull - người từng giữ chức bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ dài nhất trong lịch sử với hơn 11 năm tại vị, vào năm 1934 đã từng phát biểu rằng “chúng ta đã học được rằng thuế quan bảo hộ ngăn cấm là khẩu súng giật ngược lại chính chúng ta”. Trước đó hệ thống thuế quan Fordney-McCumber và Smoot-Hawley đã khiến thương mại điêu đứng và kinh tế Mỹ không thoát ra được cảnh trì trệ bao nhiêu năm, mà Hull chính là người phải đổ vỏ.
![]() |
Nếu tận dụng tốt thời cơ Việt Nam có thể sẽ vươn lên để hóa rồng |
Trump và người Mỹ ngày nay có vẻ không phải là những người giỏi về lịch sử, không nhớ rằng thế giới phương Tây thời kỳ của Hull đã học được bài học đắt giá ra sao về chiến tranh thương mại, được tiến hành với những biện pháp khốc liệt và phản khoa học đó là bảo hộ thuế quan và phá giá tiền tệ có hệ thống.
Tàn dư của chủ nghĩa trọng thương trong đầu giới tinh hoa lãnh đạo đã khiến các cường quốc ở hai bên bờ Đại Tây Dương lao vào phong trào “làm nghèo nhà hàng xóm” bằng cách phá giá nội tệ và dựng nên những nấc thuế ngày càng cao hơn, dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống bản vị và sau đó là hệ thống hối đoái vàng, thậm chí nhiều chuyên gia tin rằng nó chính là một nguyên nhân khởi phát hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng đẫm máu.
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung ngày nay đang đi theo vết xe đổ đó. Cuộc chiến này là do người Mỹ bắt đầu, nó chứng tỏ Mỹ đã ở thế rất yếu. Chỉ có quốc gia với nền sản xuất kém hơn mới phải dùng thuế quan làm hàng rào bảo hộ. Trung Quốc đã bắt đầu phá giá tiền tệ để tự vệ, đây cũng là hành vi uống thuốc độc giải khát, như tôi đã phân tích, về lâu dài sẽ lợi bất cập hại. Đây là cuộc chiến mà cả hai đều sẽ chết hoặc bị thương.
Việt Nam không nên adua theo bất kỳ thằng nào cả, hãy im lặng và đẩy mạnh làm ăn với cả Mỹ lẫn Trung Hoa, thúc đẩy tăng cường thương mại và thu hút đầu tư, cả hai nước này đều quan trọng với ta không thể thay thế hay chọn ai bỏ ai được. Đặc biệt nên tìm cách khai thác thị trường vừa rộng lớn, vừa dễ tính của người hàng xóm. Với 1,4 tỉ dân thì nguyên xuất rau củ và phục vụ khách du lịch của họ cũng đủ giàu.
Nhiều anh chị cứ nghĩ rằng thị trường Mỹ thì tốt hơn, thực tế thì không phải, quả thanh long vừa mời vừa lạy nó bao nhiêu năm mà chưa vào được, bán được mấy con tôm, miếng cá thì nó hành cho lên bờ xuống ruộng, tiền chủ yếu nuôi bọn chủ tàu viễn dương với logistics nước ngoài, chứ hay ho gì đâu mà các anh chị cứ đua đòi phải xuất Mỹ cho bằng được? Tiền nào chả tiêu được, chả nhẽ tiền của Tàu thì nó kém sang hơn tiền Mỹ, hay sao?
Việt Nam cũng nên tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng của Trung Quốc. Đơn giản như Việt Nam có sản lượng cao su hàng năm rất lớn, hãy tập trung vào công nghiệp lốp xe chuyên để cung cấp cho họ. Trung Hoa một năm sản xuất 23,5 triệu xe du lịch và 4,3 triệu xe thương mại khác, nhu cầu về lốp lên tới hàng trăm triệu chiếc mỗi năm, chưa kể xe máy, xe đạp…., chỉ riêng mảng này đã là một thị trường nhiều chục tỉ đô mà biên lợi nhuận có khi còn cao hơn sản xuất ô tô nguyên chiếc.
Việt Nam thậm chí nên đi xa hơn bằng cách tranh thủ lúc Trung Quốc đang bị cô lập để ký hiệp định thương mại tự do thẳng với họ, song song với hiệp định ASEAN-Trung Quốc sẵn có. Vị thế và mối quan hệ của các nước ASEAN còn lại với Trung Quốc không thể bằng Việt Nam được, tôi tin nếu Việt Nam chủ động đề nghị, Trung Hoa sẽ gật gù đồng ý.
Tranh thủ thời điểm khó khăn này để hội nhập kinh tế với Trung Hoa, và rộng hơn là Đông Bắc Á, đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 500 tỉ đô trong 10 năm tới và hướng tới xuất siêu vào thị trường này, con đường ấy chính là lối đi sáng và khả thi nhất cho dân tộc tiến lên.
Xin trích lại câu nói bất hủ của kẻ già này cách đây vài năm về mối quan hệ với láng giềng: “Hãy coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một con sóng, đừng né nó, càng đừng cố gắng đương đầu chống lại nó, mà hãy học cách lướt trên nó.”
Và tương lai của đất nước, dân tộc chúng ta, phụ thuộc vào cách chúng ta chơi với Trung Quốc như thế nào. Theo phân tích của : Chung Nguyen