Năm nay là một năm có vẻ khá lạ lùng với cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long khi mà mùa nước nổi không về như mọi khi. Lượng nước ít ỏi đổ về khu vực hạ lưu sông Mekong của phía VN ít bất thường.
Hỏi một số người dân làm nghề đánh cá mưu sinh trên sông Tiền, được họ cho rằng năm nay không hề thấy một con cá linh non nào dính lưới như mọi năm. Ngay cả vùng Tân Châu, Châu Đốc miệt An Giang giáp ranh Campuchia nơi nước từ Hồ Tonglesap đỗ vào, người dân đánh cá cũng chả bắt được cá linh thì huống chi miệt Đồng Tháp xứ mình.
Trong một bài viết trên tờ The Diplomat - Something is very wrong on the mekong river. Tạm dịch mọi thứ dường như đang diễn ra sai lầm trên dòng Mekong.
Hai vấn đề chính mà tác giả bài báo đã chỉ ra đó là khai thác cát sỏi trong vùng hạ lưu và việc xây dựng các con đập ồ ạt trên dòng Mekong là các nguyên nhân dẫn đến hạn hán khủng khiếp xảy ra trong vùng hạ lưu sông Mekong chưa từng có trong vòng 100 năm trở lại đây.
Ngay trong mùa mưa mà Biển Hồ Tongle Sap được ví như trái tim của sông Mekong bị khô cạn bất thường.
Nhiều khu làng nổi hầu như thuyền bè phải nằm trên bùn.
Lượng mưa trung bình hằng năm ở hạ lưu sông Mekong là vào khoảng 1670 mm một năm. Trong khi lượng mưa trung bình ở thượng lưu dòng Mekong là sông Lang Thương theo tên gọi của Trung Quốc chỉ 1000 mm/ năm.
Mùa mưa hạ lưu Mekong 85-95% xảy ra giữa tháng sáu và tháng 10.
Tổng lượng nước lũ ở sông Mekong kéo dài trong 130 ngày. Lượng nước trung bình từ sông Lang Thương ở biên giới Trung Quốc là 65 tỉ mét khối nước. Tổng lưu lượng nước trung bình hàng năm vùng hạ Cambodia là 350 tỉ mét khối nước.
Lượng phù sa ước đoán hàng năm là 160 triệu tấn. Trong đó phân nửa lượng này là từ cao nguyên Tây Tạng và sông Lang Thương đóng góp. Và một phần nữa là đá cuội mịn nằm trong lòng sông.
Do lượng nước năm nay đổ về quá ít khiến cá sống trong Biển Hồ này bị chết do ô nhiễm và nắng nóng. Ngoài ra nhu cầu nước cho tưới tiêu và sinh hoạt cũng rút đi từ hồ lượng nước khổng lồ. Khiến nồng độ ô nhiễm của Hồ cũng gia tăng, tích tụ trầm tích nhiều, và dòng chảy chậm đi ....
Bình thường trong mùa nước lũ. Hồ Tongle Sap gia tăng 40% diện tích mặt nước. Mực nước có thể cao từ 7-8m.
Năm nay được ghi nhận là năm lũ giảm một cách bất thường. Một phần do biến đổi khí hậu. Nhưng nguyên nhân chính trên mọi nguyên nhân là việc xây dựng các con đập trên dòng chính con sống.
Trung quốc hiện nay đã đóng cửa chặn nước đập Cảnh Hồng để bảo trì lưới điện truyền tải.
Nghề cá và an ninh lương thực từ sông Mekong ảnh hưởng đến 60 triệu người ở vùng hạ lưu. Lượng cá trên sông Mekong ngày càng giảm nghiêm trong không phải do biến đổi khí hậu hay hạn hán mà là từ các con đập chặn dòng cá lên thượng nguồn sinh sản.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra các con đập thượng nguồn của Trung Quốc, Sesan 2, Don Sahong.
Ngoài ra, đập Xayaburi, con đập đầu tiên được xây dựng và gần như hoàn thành ở hạ lưu sông Mê Kông, là một ví dụ khác về dự đoán thiệt hại lâu dài cho hệ sinh thái, lớn hơn nhiều so với vấn đề biến động nước tạm thời.
Một nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong ước đoán nghề cá trên sông Mekong chiếm vào khoảng 11 tủ USD không bao gồm cá nuôi. Và cảnh báo rằng vào năm 2020- 2040 sẽ không còn loài cá di cư nào tồn tại trong các hồ chứa thủy điện.
Báo cáo này đưa ra nhằm kêu gọi chính phủ bốn nước nhận thức được mối nguy hiểm của các con đập. Tuy nhiên chỉ có một nước ký vào bản kêu gọi được nghiên cứu 5 năm này là VN.
Các hình chụp vệ tinh thì cho là đồng bằng sông Cửu Long cao hơn mực nước biển là 2,6 mét. Nhưng trên thực tế là chỉ còn 0,8 mét so với mực nước biển.
Đây là nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia từ Hà Lan. Việc sụt lún nhanh của ĐBSCL nhanh hơn so với mực nước biển dâng do hiện tượng trái đất nóng lên cũng sẽ khiến ít nhất 12 triệu người di cư khỏi các vùng thấp trũng trong thập nhiên năm mươi của thế kỷ này.
Một nghiên cứu của Viện Stockholm cho thấy 96% lượng phù sa xẽ không về ĐBSCL khi toàn bộ 11 con đập ở thượng nguồn xây hoàn tất.
Điều này có nghĩa là lượng nước về vùng hạ lưu ngày càng ít đi. Cấu tạo địa chất của của đồng bằng là nằm trên túi nước. Do đó túi nước bên dưới xẹp đi sẽ khiến tốc độ lún nhanh hơn.
Túi nước ngầm hiện nay được khai thác hầu như không kiểm soát để lấy nước sinh hoạt và cả nuôi tôm.
Phần lớn nước sinh hoạt cung cấp cho nông thôn ở ĐBSCL là khoan giếng lấy nước ngầm.
Hiện nay người ta khoan nước ngầm ở các tỉnh đầu nguồn như Đồng Tháp để lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng là điều cực kỳ tai hại.
Việc phá hủy thượng nguồn và suy thoái môi trường sẽ khiến đồng bằng sông Cửu Long bị biến mất trong tương lai gần là nhận định của ông Trần Đình Thiên.
Không biết có kịch bản tương lai tươi sáng nào cho ĐBSCL không khi mà những điều xấu như liệt kê ở trên vẫn đang diễn ra với tốc độ chóng mặt.
Tư duy hẹp của các quốc gia liên quan dòng sông nơi 60 triệu người sinh sống dường như càng lúc càng cực đoan hơn. Thay vì hợp tác cùng khai thác bền vững con sông này.
Cá Linh biến mất như thế nào?
Điều đáng nói hơn loài cá đặc hữu, đóng vai trò là sinh vật chỉ thị chỉ rõ tình trạng sức khỏe sinh thái của dòng Mekong hầu như biến mất trong mùa lũ năm nay. Khắp các chợ Miền Tây không còn thấy bán loài cá này như mọi năm.Hỏi một số người dân làm nghề đánh cá mưu sinh trên sông Tiền, được họ cho rằng năm nay không hề thấy một con cá linh non nào dính lưới như mọi năm. Ngay cả vùng Tân Châu, Châu Đốc miệt An Giang giáp ranh Campuchia nơi nước từ Hồ Tonglesap đỗ vào, người dân đánh cá cũng chả bắt được cá linh thì huống chi miệt Đồng Tháp xứ mình.
Khai thác tài nguyên ồ ạt
Trong một bài viết trên tờ The Diplomat - Something is very wrong on the mekong river. Tạm dịch mọi thứ dường như đang diễn ra sai lầm trên dòng Mekong.
Hai vấn đề chính mà tác giả bài báo đã chỉ ra đó là khai thác cát sỏi trong vùng hạ lưu và việc xây dựng các con đập ồ ạt trên dòng Mekong là các nguyên nhân dẫn đến hạn hán khủng khiếp xảy ra trong vùng hạ lưu sông Mekong chưa từng có trong vòng 100 năm trở lại đây.
Ngay trong mùa mưa mà Biển Hồ Tongle Sap được ví như trái tim của sông Mekong bị khô cạn bất thường.
Nhiều khu làng nổi hầu như thuyền bè phải nằm trên bùn.
![]() |
Biển Hồ cạn trơ đáy |
Lượng mưa trung bình hằng năm ở hạ lưu sông Mekong là vào khoảng 1670 mm một năm. Trong khi lượng mưa trung bình ở thượng lưu dòng Mekong là sông Lang Thương theo tên gọi của Trung Quốc chỉ 1000 mm/ năm.
Mùa mưa hạ lưu Mekong 85-95% xảy ra giữa tháng sáu và tháng 10.
Tổng lượng nước lũ ở sông Mekong kéo dài trong 130 ngày. Lượng nước trung bình từ sông Lang Thương ở biên giới Trung Quốc là 65 tỉ mét khối nước. Tổng lưu lượng nước trung bình hàng năm vùng hạ Cambodia là 350 tỉ mét khối nước.
Lượng phù sa ước đoán hàng năm là 160 triệu tấn. Trong đó phân nửa lượng này là từ cao nguyên Tây Tạng và sông Lang Thương đóng góp. Và một phần nữa là đá cuội mịn nằm trong lòng sông.
Do lượng nước năm nay đổ về quá ít khiến cá sống trong Biển Hồ này bị chết do ô nhiễm và nắng nóng. Ngoài ra nhu cầu nước cho tưới tiêu và sinh hoạt cũng rút đi từ hồ lượng nước khổng lồ. Khiến nồng độ ô nhiễm của Hồ cũng gia tăng, tích tụ trầm tích nhiều, và dòng chảy chậm đi ....
Bình thường trong mùa nước lũ. Hồ Tongle Sap gia tăng 40% diện tích mặt nước. Mực nước có thể cao từ 7-8m.
Năm nay được ghi nhận là năm lũ giảm một cách bất thường. Một phần do biến đổi khí hậu. Nhưng nguyên nhân chính trên mọi nguyên nhân là việc xây dựng các con đập trên dòng chính con sống.
Trung quốc hiện nay đã đóng cửa chặn nước đập Cảnh Hồng để bảo trì lưới điện truyền tải.
Nghề cá và an ninh lương thực từ sông Mekong ảnh hưởng đến 60 triệu người ở vùng hạ lưu. Lượng cá trên sông Mekong ngày càng giảm nghiêm trong không phải do biến đổi khí hậu hay hạn hán mà là từ các con đập chặn dòng cá lên thượng nguồn sinh sản.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra các con đập thượng nguồn của Trung Quốc, Sesan 2, Don Sahong.
Ngoài ra, đập Xayaburi, con đập đầu tiên được xây dựng và gần như hoàn thành ở hạ lưu sông Mê Kông, là một ví dụ khác về dự đoán thiệt hại lâu dài cho hệ sinh thái, lớn hơn nhiều so với vấn đề biến động nước tạm thời.
Một nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong ước đoán nghề cá trên sông Mekong chiếm vào khoảng 11 tủ USD không bao gồm cá nuôi. Và cảnh báo rằng vào năm 2020- 2040 sẽ không còn loài cá di cư nào tồn tại trong các hồ chứa thủy điện.
Báo cáo này đưa ra nhằm kêu gọi chính phủ bốn nước nhận thức được mối nguy hiểm của các con đập. Tuy nhiên chỉ có một nước ký vào bản kêu gọi được nghiên cứu 5 năm này là VN.
Hệ lụy về sự sạt lở nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long
Ngoài những vấn đề trên thì hiện tượng lún sụt ở ĐBSCL hiện nay cực kỳ nghiêm trọng.Các hình chụp vệ tinh thì cho là đồng bằng sông Cửu Long cao hơn mực nước biển là 2,6 mét. Nhưng trên thực tế là chỉ còn 0,8 mét so với mực nước biển.
Đây là nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia từ Hà Lan. Việc sụt lún nhanh của ĐBSCL nhanh hơn so với mực nước biển dâng do hiện tượng trái đất nóng lên cũng sẽ khiến ít nhất 12 triệu người di cư khỏi các vùng thấp trũng trong thập nhiên năm mươi của thế kỷ này.
Một nghiên cứu của Viện Stockholm cho thấy 96% lượng phù sa xẽ không về ĐBSCL khi toàn bộ 11 con đập ở thượng nguồn xây hoàn tất.
Sự chìm xuống ngày càng nhanh của Đồng bằng sông Cửu Long
Điều này có nghĩa là lượng nước về vùng hạ lưu ngày càng ít đi. Cấu tạo địa chất của của đồng bằng là nằm trên túi nước. Do đó túi nước bên dưới xẹp đi sẽ khiến tốc độ lún nhanh hơn.
Túi nước ngầm hiện nay được khai thác hầu như không kiểm soát để lấy nước sinh hoạt và cả nuôi tôm.
Phần lớn nước sinh hoạt cung cấp cho nông thôn ở ĐBSCL là khoan giếng lấy nước ngầm.
Hiện nay người ta khoan nước ngầm ở các tỉnh đầu nguồn như Đồng Tháp để lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng là điều cực kỳ tai hại.
Việc phá hủy thượng nguồn và suy thoái môi trường sẽ khiến đồng bằng sông Cửu Long bị biến mất trong tương lai gần là nhận định của ông Trần Đình Thiên.
Không biết có kịch bản tương lai tươi sáng nào cho ĐBSCL không khi mà những điều xấu như liệt kê ở trên vẫn đang diễn ra với tốc độ chóng mặt.
Tư duy hẹp của các quốc gia liên quan dòng sông nơi 60 triệu người sinh sống dường như càng lúc càng cực đoan hơn. Thay vì hợp tác cùng khai thác bền vững con sông này.