![]() |
Khu vực xử lý nước trong nhà máy nước ở Thủ đức |
Theo một chuyên gia về môi trường cho biết, phương pháp xử lý nước cấp hiện nay nói chung gần như giống nhau ở các nhà máy cấp nước, chỉ khác nhau ở quy mô.
Mô hình chung là: lọc, lắng, khử trùng bằng chlorine và bơm cấp tới nhà dân. Yêu cầu của nhà máy nước vận hành là nước cấp thô phải đạt chuẩn A1 theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước mặt.
Trong bảng quy chuẩn này liệt kê rõ 32 chỉ tiêu ô nhiễm nguồn nước và giới hạn cho phép, dù vậy các nhà máy nước kể cả nhà máy nước Thủ Đức chỉ quan trắc và kiểm định 21 chỉ tiêu trong khi tiêu chuẩn thế giới CCL4 thì con số này là 97 chỉ tiêu hóa học và 12 chỉ tiêu sinh học và người ta đang xây dựng bộ chỉ tiêu CCL5.
Tức là dù Việt Nam đang sử dụng bộ chỉ tiêu hết sức giản lược và lạc hậu so với thực tế cho quy chuẩn nước cấp đạt chuẩn A1 thì để có được điều đó cũng hết sức khó khăn và cho tới nay gần như là nhiệm vụ bất khả thi.
Trên thực tế theo một bài báo đăng từ 2018, các chỉ tiêu cơ bản của nước cấp thô phía trạm Hóa An trên sông Đồng Nai thì các chỉ tiêu hóa sinh đều vượt ngưỡng nhiều lần so với quy chuẩn nước cấp thô tiêu chuẩn A1 cho nhà máy nước.
Cụ thể bài báo này ghi rõ quan trắc của Sawaco hai năm 2017 - 2018 cũng cho thấy, ô nhiễm vi sinh nước sông Đồng Nai tại khu vực lấy nước thường xuyên vượt mức quy chuẩn cho phép hơn 100 lần, có lúc E.Coli vượt tới 1.275 lần; ô nhiễm hữu cơ COD, amonia thì thường vượt chuẩn hơn 1 - 3 lần quy chuẩn. Tuy nhiên, khu vực lấy nước thô trạm bơm Hòa Phú trên sông Sài Gòn lại báo động ô nhiễm amonia, COD cao hơn, về cả tần suất và chất lượng từ 7,5 - 9 lần.
Các chỉ tiêu về ô nhiễm kim loại cũng vượt quá mức quy định nhiều lần tuy nhiên bài báo cũng trích lời ông trưởng phòng quản lý chất lượng nước của Sawaco là “Với tất cả ô nhiễm nguồn nước đầu vào hiện nay, chúng tôi đều sử dụng chlorine để xử lý. Ô nhiễm cao thì cho châm nhiều chlorine hơn”.
Điều đó có nghĩa là với phương pháp xử lý nước cấp hiện nay theo quy trình chuẩn lắng-lọc-pha chlorine chỉ có ý nghĩa khi nước cấp thô đạt chuẩn A1, còn với hiện trạng thực tế thì chắc chắn không thể nào xử lý được chưa kể các chất ô nhiễm mới phát sinh nằm ngoài danh mục kiểm soát.
Ngoài ra với kiểu xử lý "càng ô nhiễm thì pha càng nhiều chlorine" bởi công nghệ cổ điển sử dụng chlorine khử trùng nguồn nước thô bị nhiễm vi sinh đã làm phát sinh nhóm chất THMs (Trihalomethanes) là sản phẩm phụ khi khử trùng. THMs một nhóm 7 chất gây ung thư nếu tích lũy lâu dài ở người sử dụng.
Tức là người dùng chịu rủi ro ngay trên các chất phát sinh ngoài ý muốn do phương pháp xử lý nước hiện tại trong bối cảnh nước cấp thô đang bị ô nhiễm vượt ngưỡng quy định rất nhiều lần lẫn các chất ô nhiễm chưa xử lý được bởi chính phương pháp xử lý nước.
Trở lại câu chuyện của nhà máy nước Sông Đà, chuyên gia cũng cho biết với chât ô nhiểm trong vụ việc vừa rồi không có nhà máy nước nào ở Việt Nam có thể xử lý được. Tức là phương pháp xử lý nước cấp hiện nay hoàn toàn "bó tay" với các chất ô nhiễm này.
Nguyên tắc duy nhất để ứng phó là quan trắc trưc tuyến nước cấp đầu vô và quy trình vận hành an toàn nếu làm đúng là ngưng lấy nước để tránh gây ô nhiễm cho cả hệ thống cấp nước và lỗi này hoàn toàn thuộc về phía nhà máy nước Sông Đà.
Và tất nhiên, việc cố ý gây ô nhiễm nguồn nước cấp cho nhiều người trên diện rộng dù chỉ là đổ trộm chất thải hay cố ý hại nhau trong chuyện làm ăn giữa các nhà máy nước đều là tội ác cần phải nghiêm trị.
Và để kết luận câu chuyện, chuyện gia môi trường cho biết sẽ tìm nguồn nước cấp khác kèm với chuyện thực hiện các biện pháp xử lý theo công nghệ mới để hy vọng có nước sạch cho chính bản thân và gia đình của mình.
Tham khảo: Nguyễn Cao Trọng