Tất nhiên thông tin bán đứt hai công ty bán lẻ và nông nghiệp này ngay lập tức đã gây bất ngờ cho cổ đông Vingroup và giới đầu tư. Bởi lẽ, chỉ trong vòng 5 năm lấn sân thị trường bán lẻ, Vingroup thông qua công ty con VinCommerce đã phát triển được hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam gồm 122 siêu thị Vinmart và gần 2.500 cửa hàng Vinmart+ tại 50 tỉnh thành trên cả nước (tính đến tháng 10/2019). Cũng dễ hiểu khi “Cỗ máy” bán lẻ VinMart và VinMart+ đang chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng Việt Nam và đem về doanh thu khủng cho tập đoàn. Đến hết tháng 9/2019, doanh thu từ mảng bán lẻ tiếp tục tăng mạnh 66% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 7.870 tỉ đồng.
![]() |
Biểu đồ số cửa hàng Vinmart và Vinmart+ kể từ năm 2014 đến 2019 trước khi sát nhập vào Masan |
Tuy nhiên, tổng kết lại doanh thu thuần từ mảng kinh doanh bán lẻ đến hết quý 3 năm nay đạt 23.571 tỉ đồng, nhưng Vingroup ghi nhận số lỗ kỷ lục 3.460 tỉ đồng từ mảng bán lẻ. Xét kết quả theo bộ phận, kinh doanh bán lẻ đang là một trong 5 mảng kinh doanh chính của Vingroup bị thua lỗ từ vài trăm tỉ tới vài nghìn tỉ đồng. Hoạt động kinh doanh khác cũng ghi nhận số lỗ hơn 626 tỉ đồng.
![]() |
Kết qủa kinh doanh mảng bán lẻ của Vingroup từ 2014- 2019 |
Quay trở lại thương vụ bán “dứt tình” hai công ty bán lẻ và nông nghiệp cho Masan, có ý kiến cho rằng Vingroup đã bị “sa lầy” khi đầu tư vào 2 mảng này với chi phí đầu tư quá lớn, mà thời gian thu hồi vốn kéo dài, kém hiệu quả, thua lỗ nặng… Trong khi đó, Vingroup cũng đang chịu ảnh hưởng lớn từ sự khó khăn chung của thị trường bất động sản do sức hấp thụ đối với sản phẩm cao cấp giảm rõ rệt, tín dụng bị siết chặt cùng những rủi ro về chính sách pháp lý chưa rõ ràng ở phân khúc condotel.
![]() |
Liệu các cửa hàng mang tên Vinmart có bị đổi thành tên khác hay không sau khi được quản lý và vận hành bởi Masan |
Thương vụ sáp nhập đình đám của hai đế chế Vingroup - Masan này cũng khiến thị trường liên tưởng đến thương vụ "giải cứu" doanh nghiệp thua lỗ cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của Thaco trong lĩnh vực nông nghiệp. Hàng chục nghìn tỉ nợ vay khó có thể xử lý thu hồi, doanh thu sụt giảm thảm hại, thua lỗ... của Hoàng Anh Gia Lai đã được "chia sẻ" với đại gia ô tô là Thaco trong tình cảnh doanh nghiệp khó khăn về nguồn tiền, ngân hàng cắt cho vay vì nợ xấu quá lớn, kinh doanh thua lỗ.
Tại 1 diễn biến liên quan, trong khi giá cổ phiếu của Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (MCH) - doanh nghiệp vừa công bố sáp nhập với hai công ty con của Vingroup - tăng 2.600 đồng/cổ phiếu thì công ty "mẹ" của MCH là Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN) lại giảm sàn khiến vốn hóa Masan Group bốc hơi hơn 5.600 tỉ đồng ngay trong phiên ngày 3/12 hôm qua.
Ps: Giờ chỉ băn khoăn lớn nhất là không hiểu chuỗi hệ thống các cửa hàng mang tên Vinmart và Vinmart+ giờ sẽ đổi tên là gì nhỉ: Mamart hay Sanmart? Theo các bạn Masan có đổi tên hay vẫn giữ nguyên như cũ.
Mình nghĩ rằng họ sẽ đổi thành một trong số các tên sau nhé:
Trả lờiXóa> Man mát
>Sapmart
>Masan + Vinmart = Ma Sát
>chinsumart
>:)))
Vì cái bắt tay này mà ông chủ của Masan tụt khỏi danh sách tỷ phú khi giá cổ phiếu msn liên tục dò đáy. Lúc trước từ 80 nghìn giờ còn có 51 nghìn. Không biết có xuống nữa không...
Trả lờiXóa