Hé lộ nguyên nhân gây ra ung thư cực cao ở Trung Quốc

Các bạn có thấy một sự trùng hợp đáng sợ giữa 2 bản đồ trong hình của bài post hôm nay của mình không? Bên trái là phân bố các “làng ung thư” ở Trung Quốc và bên phải là phân bố các “nhà máy điện than” cũng ở Trung Quốc… thực ra sự trùng hợp này là một hệ quả tất yếu vốn đã được khoa học chứng minh từ lâu rồi! Hồi đầu năm 2019, một nghiên cứu khoa học của Đại Học Harvard được đăng trên tạp chí Sức khỏe Môi trường (Environmental Health) cũng đưa ra chứng cứ bổ sung cho thấy quốc gia nào càng dựa vào các nhà máy nhiệt điện than (coal-fired power plant) để tạo ra năng lượng thì nguy cơ ung thư phổi của các công dân nước đó sẽ càng cao!

bản đồ so sánh giữa tỷ lệ bệnh nhân ung thư và vị trí phân bố các nhà máy nhiện điện chạy than
Bản đồ so sánh giữa tỷ lệ bệnh nhân ung thư và vị trí phân bố các nhà máy nhiện điện chạy than ở Trung Quốc

>Sự trùng hợp giữa tỷ lệ bệnh nhân ung thư và nhà máy nhiệt điện chạy than ở Trung Quốc 

Hầu hết các ước tính về rủi ro sức khỏe từ các nhà máy đốt than tập trung vào mức độ vật chất hạt mịn, hoặc PM2.5 (hạt nhỏ hơn 2.5 micro mét), được tạo ra bởi các nhà máy. Ô nhiễm không khí từ PM2.5 có liên quan đến tuổi thọ ngắn hơn, nguy cơ tử vong sớm do ung thư phổi và các bệnh tim mạch cao hơn. Nghiên cứu mới này đã dựa trên dữ liệu từ năm 2000 đến năm 2016 từ tổng số 13581 nhà máy đốt than ở 83 quốc gia. Sử dụng số liệu đo đạc được gọi là công suất than trên mỗi người (coal capacity per person). Số liệu này được tính dựa trên công suất sản xuất hàng năm từ nhà máy đốt than ở một quốc gia nhất định, chia cho tổng dân số tại quốc gia đó. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, cứ tăng thêm 1 kilowatt điện tạo ra từ than trên mỗi người, nguy cơ mắc ung thư phổi tăng 59% ở nam và 85% ở nữ (with 1 kW increase of coal capacity per person in a country, the relative risk of lung cancer increases by a factor of 59% (95% CI = 7.0%~ 135%) among males and 85% (95% CI = 22%~ 182%) among females).
Trước tình hình ô nhiễm không khí ngày càng tệ ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, mọi người vẫn còn tranh cãi liệu nhà máy điện than đang được phát triển mạnh ở Việt Nam có phải là nguyên nhân hay không thì cũng nên rất cân nhắc đến “thực tế tai hại” của nhà máy điện than đã được khoa học chứng minh rất rõ ràng và xu hướng hiện nay trên thế giới là giảm loại nhà máy này để chuyển sang các công nghệ tạo ra điện sạch hơn như điện mặt trời, điện gió, v.v…
Để có một chiến lược phát triển lâu dài và bền vững cho đất nước thì môi trường luôn phải được coi là điểm mấu chốt vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của dân chúng và đến vận mệnh của dân tộc. Một quốc gia không thể hùng cường dựa trên một dân tộc bệnh tật. Xây thêm bệnh viện, đào tạo thêm nhân viên y tế, xây thêm trung tâm nghiên cứu sức khỏe cũng không thể nào bù đắp được cho cái mất đi do thiệt hại môi trường gây ra cho con người! Mong những người lãnh đạo đất nước cần phải cân nhắc điều này!
..........
Tham khảo: TS. Nguyễn Hồng Vũ
Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

3 Nhận xét

✪★ Chèn link ảnh/video trực tiếp vào khung bình luận để hiển thị hình ảnh hay video cho phần nội dung.
✪★ Nếu tải file mẫu không được, vui lòng để lại nhận xét vào khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé .
✪★ Chúc các bạn có một năm Nhâm Dần 2022 🐯 nhiều thành công tốt đẹp!

  1. Cái này cũng là hệ của tất yếu của sự phát triển nóng mà ra...NHu cầu sản xuất công nghiệp lớn đòi hỏi một lượng điện cực cao để đáp ứng do đó khó lòng từ bỏ điện than ra khỏi danh mục xây dựng được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng khó xử quá nhỉ...Nhiệt điện thì sợ bụi mịn ô nhiễm, thủy điện thì phá rừng, điện gió + mặt trời thì đắt lòi cả ra , điện hạt nhân thì lại sợ nguy hiểm, vậy giờ thử hỏi mọi người phải dùng cái gì nhỉ?

      Xóa
    2. CHứ bây giờ làm điện mặt trời ko sạch lắm đâu. Nếu ac tìm hiểu về quy trình khai thác đất hiếm làm pin NLMTthì sẽ thấy và cả sau khi hết vòng đời pin :))) ô nhiễm chả kém…
      Chưa kể đến điện mặt trời chiếm diện tích rất lớn. Rồi còn tuổi thọ 15 đến 20 năm của tấm pin. Vận hành nó cũng rất khó. Bình thường nắng thì k sao. Mưa một cái thì coi như ngỏm củ tỏi.

      Xóa
Mới hơn Cũ hơn