![]() |
Bên ngoài một cửa hàng McDonald’s |
Điều đặc biệt nhất mà ít người có thể mường tượng được, đó là Ray bắt đầu công việc kinh doanh khi ông đã ngấp nghé 52 tuổi rồi.
Vốn là người đam mê kinh doanh, Ray Kroc bắt đầu mua bán những món hàng nho nhỏ từ những khi ông học cấp 2 và ông cũng trải qua nhiều công việc khác sau đó.
Sau khi lấy vợ sinh con ông có chặng đường 16 năm làm trong một công ty bán cốc giấy. Tại công ty này ông cũng làm việc phát triển được và trở thành một trong những người bán hàng xuất sắc nhất cho công ty. Một điểm mốc rất quan trọng đó là vào năm 37 tuổi ông quyết định chính thức đi ra khởi nghiệp kinh doanh cho riêng mình.
Năm 1939, Ray Kroc gặp một người khách tên là Earl Prince, người phát minh ra loại máy pha chế milkshake (sữa lắc) có tên Multimixer với 5 trục, làm được 5 cốc thay vì chỉ 1 cốc như thông thường. Nhận ra tiềm năng của loại sản phẩm đột phá này, Ray quyết định bỏ sự nghiệp bán cốc giấy 16 năm để trở thành người phân phối độc quyền của Multimixer. 37 tuổi, ông bắt đầu lại từ đầu với công ty Prince Castle Sales. Trong quá trình 16 năm làm việc ở công ty bán cốc đã giúp ông tích lũy một số vốn đủ lớn để ông thực hiện công việc kinh doanh mới của mình.
Ban đầu ông mang máy đi từng quán từng quán cà phê để chào mời. Việc ông đến chào các đơn vị này đã mang đến cuộc gặp gỡ định mệnh. Trong khi ngành kinh doanh café đang khó khăn ế ẩm thì một ngày Ray-Kroc rất ngạc nhiên khi ông thấy một nhà hàng nhỏ ở San Bernardino, California đặt 8 cái máy pha sữa một lúc. Một nhà hàng đặt đến 8 cái máy pha sữa tức là 1 lúc họ cần pha 40 cốc.
Lúc này, ngay bản thân ông cũng rất ngạc nhiên tại sao 1 nhà hàng lại cần công suất lớn trong thời buổi kinh doanh ế ẩm như vậy. Ông quyết định đến trực tiếp nơi này để xem thế nào thì đây chính là một cái quầy bánh kẹp thịt nhỏ của 2 anh em Richard và Maurice McDonald. Và cuộc gặp gỡ định mệnh đã diễn ra ngay sau đó.
Ray-Kroc thấy McDonald’s không giống bất kỳ nhà hàng nào mà ông từng đến trước đó. Nhà hàng không có một chỗ ngồi nào, khách tự phục vụ đồ trong thực đơn chỉ vỏn vẹn 5 món gồm:
- bánh kẹp phô mai,
- bánh hamburger,
- khoai tây chiên,
- đồ uống
- và sữa lắc.
Nhà hàng tạo nên một dây chuyền hiệu quả đến ngạc nhiên từ lúc khách gọi đồ và lúc đồ ăn ra chỉ chưa đầy 1 phút.
Nhờ việc chỉ có 5 món nên họ tối ưu khâu sản xuất với giá thành cực kỳ thấp và vì được phục vụ nhanh chóng nên các thức ăn rất nóng hổi và thơm ngon mà ít ai có thể từ chối.
Ray Kroc bắt đầu lượn quanh bãi đậu xe và nói chuyện với khách hàng và nhận ra họ đến đây thường xuyên vì những chiếc bánh hamburger và khoai tây rẻ nhưng mà lại ngon miệng.
Ông nhanh chóng tính toán số tiền kiếm được với việc có hàng trăm nhà hàng thế này trên toàn nước Mỹ là một con số không hề nhỏ chút nào.
Trước khi Ray-Kroc đầu tư, chuỗi cửa hàng của 2 anh em McDonald đã mở được 8 cửa hàng và họ cũng bán được 20 đơn nhượng quyền rồi. Trước Ray đã từng có một người đại diện tên là Bill-Tansey đầu tư vào chuỗi này nhưng ông đã bỏ cuộc vì sức khỏe yếu.
Vì vậy khi mà Ray đề nghị đầu tư thì 2 anh em McDonald đồng ý ngay để ông này có thể vào làm. Tại thời điểm này, Ray đã 52 tuổi và đang bị bệnh tiểu đường và viêm khớp nhưng ông biết rằng mình không thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh có một không hai này.
Tháng 4/1955 Ray-Kroc mở cửa hàng đầu tiên của mình và lấy làm chuẩn mực cho mô hình này. Tuy nhiên có một biến cố xảy ra khi 2 anh em nhà McDonald quên nói với Ray là họ đã bán quyền sử dụng tên McDonald's cho một công ty khác trước đó. Trong khi Ray đang nợ nần chồng chất vì việc xây nhà hàng kia thì ông lại phải bỏ tiếp 25.000 đô để mua lại bản quyền.
Khi đi vào hoạt động, với mỗi 1 cửa hàng nhượng quyền thương hiệu thì Ray thu được 1,9% tổng doanh thu. Trong 1,9% doanh thu này ông phải trả cho anh em nhà McDonald 0,5%. Trong năm đầu tiên Ray bán được 18 vụ nhượng quyền và ông bàng hoàng nhận ra được tiền thu được không đủ để trang trải chi phí bởi doanh thu của các nhà hàng này không ổn định. Hơn nữa ông còn phải trả cho anh em nhà McDonald 0,5% khiến cho ông ngày càng thêm khó khăn.
Lúc này Ray gặp 1 ngã rẽ quan trọng, đó là ông gặp Harry Henstabone - 1 thiên tài tài chính, người này đã chỉ ông cách kiếm tiến không chỉ nhờ bán bánh hamburger mà còn nhờ bán bất động sản.
Theo đó Ray thành lập ra 1 tập đoàn nhượng quyền thương mại bất động sản và tập đoàn này chịu trách nhiệm đi mua hoặc đi thuê bất động sản. Định hướng của họ phải ở các vị trí đẹp ngã ba ngã tư, sau đó mua hoặc thuê lại. Họ yêu cầu những người mua nhượng quyền thương hiệu Mc-Donald’s phải mở cửa hàng ở tại địa điểm của họ. Như vậy Ray sẽ có 2 nguồn thu: 1 từ việc nhượng quyền thương hiệu là 1,9% và 1 nguồn thu nữa từ việc cho thuê bất động sản.
Đến bây giờ Ray-Kroc luôn nói rằng bản thân ông như là một doanh nhân kinh doanh bất động sản chứ không phải bánh hamburger. Công việc kinh doanh bất động sản mới chính là giải pháp giúp tháo gỡ thút nắt tài chính của Ray, giúp ông thoát khỏi việc bế tắc trong việc kinh doanh lúc đầu.
Khi mô hình này tiếp tục nhân rộng và phát triển thì gặp phải một biến cố là sự bất đồng giữa Ray Kroc và 2 anh em nhà Mc-Donald. Trong khi ý tưởng về việc các nhà hàng McDonald nằm trên các ngã tư trên khắp đất nước “như dự tính” trong đầu Ray thì 2 anh em Mc-Donald có tầm nhìn nhỏ hơn.
Ray muốn thay đổi các công thức về các cách pha chế sản phẩm vì thế mà họ đã quyết định dừng lại và Ray đã mua lại toàn bộ cổ phần của 2 anh em nhà Mc-Donald.
Theo hợp đồng Ray mua lại McDonald’s với giá 2,7 triệu đô để có thể tự mình kiểm soát. Tuy nhiên 2 anh em nhà McDonald đã lừa ông khi trong hợp đồng không bao gồm cửa hàng đầu tiên ở California.
Ray đã tỏ ra vô cùng tức giận khi biết mình bị lừa. Sau này ông đã bắt anh em nhà McDonald phải đổi tên nhà hàng thành tên The Big M. Và để “dằn mặt” Ray đã mở cửa hàng McDonald's ngay gần đó. Sau 6 năm hệ thống của anh em nhà McDonald cuối cùng đã phải đóng cửa.
Đến năm 1965, Ray đã khai trương hơn 700 nhà hàng ở trên 44 tiểu bang. Tháng 4 năm 1965 này thì ông bắt đầu niêm yết lên sàn chứng khoán với giá 22 đô cho 1 cổ phiếu và nhanh chóng lên thành 49 đô chỉ trong vài tuần tức là tăng hơn gấp đôi.
![]() |
Chân dung của Ray Kroc |
Khi Ray qua đời vào ngày 14/1/1984 thì trung bình cứ 17 giờ thì lại có 1 nhà hàng McDonald's mới lại mọc lên trên thế giới và 10 tháng sau đó thì McDonald’s bán chiếc hamburger thứ 50 tỷ của mình.
Có thể thấy Ray Kroc khởi nghiệp từ rất muộn - bắt đầu từ năm 52 tuổi và chỉ thành công sau 10 năm nỗ lực kế tiếp, tuy nhiên tinh thần doanh nhân của ông thật đáng khâm phục. Không dừng lại, không chấp nhận bỏ cuộc, Ray-Kroc đón nhận mọi cơ hội đến với mình thậm chí khi sức khỏe đang rất yếu và vượt lên mọi khó khăn với một ý chí sắt đá. Ông chính là biểu tượng của giới doanh nhân tư bản Mỹ, ông trùm của một đế chế thức ăn nhanh hùng mạnh của xứ cờ hoa.
Tags:
bai-hoc-kinh-doanh
khoi-nghiep
kinh-doanh
Mc Donald's-kinh-doanh-bat-dong-san
McDonald’s
Ray Kroc
Raymond Albert Kroc
Đọc bài này mới thấy không có cuộc khởi nghiệp nào có thể tránh được gian nan cả. Thành công đôi lúc đến rất muộn miễn là chúng ta không bao giờ bỏ cuộc hết
Trả lờiXóaCó thể nói anh em nhà McDonald’s đã sáng tạo nên công thức- dây chuyền làm bánh Hamburger độc đáo của mình, thì Kay-Kroc lại chính là người tiếp nối giúp hãng thức ăn nhanh số 1 thế giới bay cao bay xa vươn ra khắp thế giới hiện nay. ~o)))
Trả lờiXóa