Lý do cỏ dại chính là cứu tinh cho nông nghiệp

Điều tưởng chừng như phi lý trên lại có thể khiến nhiều người bất ngờ. Bởi chính lâu nay con người luôn xem như cỏ dại là một loài có hại cho cây trồng và mặc nhiên đa số chúng ta đều muốn nhổ cỏ tận gốc chứ không muốn chúng hút hết chất dinh dưỡng cua các cây trồng có ích khác. Bài phân tích sau sẽ minh chứng cho các bạn thấy được rằng cỏ dại chính là một cứu tinh tụ nhiên xuất sắc nhất mà chúng ta cần phải tận dụng để tăng năng suất các cây trồng trong vườn nhà nhé


Những cây bắp mọc tươi tốt cùng cỏ dại
Những cây bắp cổ truyền tươi tốt mọc lên cùng cỏ dại mà không hề có chút phân bón nào. Dưới chân chúng và xung quanh chúng là cỏ ống, cỏ chỉ, cỏ mực, cỏ sữa, cỏ mần trầu cùng nhiều thứ cỏ khác, đều là những vị thuốc có trong sách của giáo sư Đỗ Tất Lợi. Phía dưới cỏ dại là giun dế, là các vi sinh vật làm phì nhiêu cho đất


“Cỏ dại không chỉ vô hại với cây trồng mà còn là thảm thực vật giữ độ ẩm và nuôi dưỡng hệ sinh vật làm màu mỡ bền lâu cho đất. Cha ông ta đã biết ăn ở đúng mực với cỏ. Cha ông ta “làm cỏ” là làm quang thoáng cho cây trồng, chỉ những cây trồng cùng một tầng ăn với cỏ, như lúa, mới cào cỏ rồi vùi xuống cho tốt đất. Thảm cỏ vẫn được duy trì hợp lý và luôn tái sinh tươi tốt, cho gia súc có cái để ăn, cho đất đai không bị xói mòn, cho không khí đồng quê trong lành tươi mát. Và nên nhớ phần lớn các loại cỏ dại đều là những vị thuốc, nhờ chúng mà con người cùng gia súc gia cầm kháng được bệnh, chúng chính là phước lành trên vườn ruộng. Cha ông ta không coi cỏ dại là kẻ thù mà là bè bạn. Nhưng đó là chuyện ngày xưa”. Đó là đoạn trong bài mở đầu loạt ký sự tôi viết về cái vườn này đăng trên báo Thanh Niên 6 năm trước. Và việc đầu tiên tôi đến đây là trồng lại và nuôi dưỡng cỏ dại.

Khi phong trào “toàn dân diệt cỏ” được ngành khoa học trồng trọt hiện đại khởi xướng, được các tập đoàn giống cây trồng và hóa chất hậu thuẫn và được các bề trên nông nghiệp nhà nước tiếp tay, khi thuốc diệt cỏ được phủ khắp ruộng đồng vườn tược, thì vẫn còn đó những chân lý không thể chối cãi : Phần lớn những cây thuốc trong công trình đồ sộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi lừng danh đều là các loài cỏ dại. Phần lớn những cây thuốc trong sách “Hải thượng y tông tâm lĩnh” của danh y Lê Hữu Trác, trong sách “Nam dược thần hiệu” của danh y Tuệ Tĩnh... cũng đều là các loài cỏ dại. Rất nhiều loài cỏ dại còn là nguyên liệu của không ít loại tân dược do thế giới và trong nước sản xuất. 

Masanobu Fukuoka, vị tổ sư của nông nghiệp tự nhiên Nhật Bản và là người làm nông vĩ đại nhất hành tinh còn khẳng định thêm điều này nữa : Rau củ canh tác theo phương pháp hiện đại có thể ăn được nhưng không có tác dụng phòng ngừa bệnh tật, còn rau củ trồng xen trong cỏ dại thì không những ăn ngon hơn mà còn là một vị thuốc phòng ngừa được nhiều bệnh tật. Và bằng kinh nghiệm thực tế mấy chục năm trên vườn ruộng, ông còn chứng minh rằng : cùng một diện tích đất, nếu canh tác theo phương pháp tự nhiên (không diệt cỏ, không trừ sâu, không cày xới, không phân bón) thì sẽ cho sản lượng không hề thua kém sản lượng canh tác theo cách hiện đại, nhưng chi phí thấp chỉ bằng 1/10.

Thứ khoa học nông nghiệp mà chúng ta đang được dạy dỗ là thứ khoa học tàn phá thiên nhiên, là nền tảng của phong trào toàn dân diệt cỏ. Tôi và các bạn thích cái tút này, chúng ta coi cỏ dại là phước lành, nhưng chúng ta không chống lại được số đông, chúng ta chỉ như chàng Don Quixote đánh với những cối xay gió mà thôi. Nhưng tôi vẫn sẽ ngợi ca cỏ dại, khi nói với người thân, nói với bạn bè, khi viết báo và khi “chém gió” trên facebook này, cho đến khi tôi tắt thở.  ( theo: Hoang Hai Van)

1 Nhận xét

✪★ Chèn link ảnh/video trực tiếp vào khung bình luận để hiển thị hình ảnh hay video cho phần nội dung.
✪★ Nếu tải file mẫu không được, vui lòng để lại nhận xét vào khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé .
✪★ Chúc các bạn có một năm Nhâm Dần 2022 🐯 nhiều thành công tốt đẹp!

  1. Ý tưởng rất hay, rất thực tê và có ý nghĩa khoa học song không phải ai cũng nhận thức được ngay. Vấn đề càng khó,càng phức tạp thì ít mới có người nhận thức. Phài chờ đợi càng lâu. Có thẻ cuộc đời ngắn của người làm khoa học khó mà biết được kết quả sáng tạo của chính mình.

    Tuy nhiên, thực tế là do sức lao động thì có hạn mà con người lại muốn canh tác nhiều mùa khác nhau thì nhiều buộc nhà nông phải dùng thuốc diệt cỏ. Thuốc diệt cỏ làm cho mạch ngầm bị oi nhiễm. Nguy hại đến môi sinh.Biết vậy mà không thể không dùng. Cuộc sống ở các nước văn minh họ có chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp bền vững người nông dân thực hiện được.

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn