Khi nhìn vào biểu đồ so sánh tỉ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19 giữa các nước Asean, Có nhiều người thắc mắc tại sao tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam thấp, thậm chí có người còn bảo Việt Nam CHỐNG DỊCH (hàm ý tiêm chủng) tệ nhất khu vực khi so với các nước Đông Nam Á khác như Indonexia, Cambodia, Phillipne... Vậy đâu là nguyên nhân lý giải tình trạng này?
![]() |
Biểu đồ so sánh tỉ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19 giữa các nước Asean |
1) Vaccine hiện nay đảm bảo an toàn?
Điều quan trọng nhất đó là các vaccine hiện nay đều được chính phủ các nước cấp phép sử dụng trong tình trạng khẩn cấp. Bởi vì sinh mạng của con người là đáng quý. Nên trứơc đây để nghiên cứu, đánh giá hết các ảnh hưởng tác dụng hay mặt nguy hại của vaccine lên cơ thể con người cần phải được xem xét trong 1 thời gian dài tầm 5-10 năm. Việc phải tiêm khẩn cấp các loại vaccine mà chưa đánh giá hết rủi ro cho người dùng thì có thể gây hậu quả lớn về lâu dài.
Tuy nhiên do tình trạng số ca bệnh và tử vong quá cao tại Anh, Mỹ,...mà chính quyền buộc phải cấp phép sử dụng khẩn cấp để níu giữ sinh mạng càng nhanh càng tốt dù thời gian đánh giá mới có vài tháng.
Tuy nhiên Việt Nam trước đợt dịch lần 4 này thì có số ca nhiễm và tử vong đều thấp. Điều này cho phép Việt Nam hoàn toàn có quyền chủ động nghiên cứu và đánh giá thêm các mặt lợi hại của vaccine để mang lại lợi ích lớn nhất tới người dân.
Điều này có thể ví nước Mỹ, Anh ... như người khát đi trên sa mạc. Lúc này để níu giữ mạng sống thì họ có thể uống bất chấp nước bẩn, nước mất vệ sinh nhiều dịch bệnh. Tuy nhiên VN như người đang sống ở nơi nước nôi đầy đủ thì hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn có cần thiết phải uống ngay hay không? loại nước nào nên uống?
2) Các chủng loại vaccine mà các nước tiêm chủng hiện nay?
Hiện nay các nước tiêm chủng vaccine khẩn cấp thường là:
- Pfizer, Moderna: Mỹ, Anh,Israel,..
- Sputnik: Nga, Hungari,..
- AstraZeneca: Việt Nam, Asean,..
- Sinovac: Indo, Thái, Cam, Lào,...
Các nước trên thế giới hầu như phụ thuộc vào cơ sở sản xuất vaccine chinh của vài nước như: Mỹ, Anh, Đức. Ấn, Hàn, Nga, Trung,..
Do nguồn cung của Pfizer, Moderna rất ít trong khi nhu cầu cực cao dẫn đến chỉ vài nước giàu có là có vaccine sử dụng. Thậm chí ngay cả các nước EU là đồng minh thân cận của Anh, Mỹ cũng đang thiếu trầm trọng vaccine Pfizer, nên phải nhập hàng Sputnik của Nga hay Sinovac của Trung Quốc. Cho nên Việt Nam rất khó khăn khi đàm phán để nhận được lô hàng lớn từ Pfizer.
- AstraZeneca giá rẻ, dễ bảo quản và nguồn cung dồi dào là loại vaccine mà các nước nghèo dễ tiếp nhận nhất thông qua chương trình Covax. Tuy nhiên hiện nay một trong các cơ sở sản xuất vaccine lớn tại Ấn độ đang bùng dịch dẫn đến chậm trễ và giảm số lượng vaccine tới Việt Nam.
-Sputnik thì VN đang đàm phán với Nga.
- Sinovac thì hàng tàu và đa phần dân VN nghi ngờ và phản đối.
- Các vaccine nội địa do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đang tiến tới giai đoạn 3.
3) Tại sao tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam thấp hơn các nước Indonexia, Cambodia,..?
Indo, Cam, Phi,.. hiện nay tiêm chủ yếu là loại AstraZeneca và Sinovac. Lấy Indo và Cam làm ví dụ: Đến cuối tháng 3 Indonesia đã nhận được 1 triệu liều vaccine AstraZeneca trong tổng số 11 triệu liều được phân phối thông qua cơ sở COVAX và 38 triệu liều vaccine Sinovac ở dạng thành phẩm và nguyên liệu thô tự bào chế. Tính đến 1/5, Campuchia đã nhận được tổng cộng hơn 4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 gồm ba loại là Sinovac, Sinopharm (do Trung Quốc sản xuất) và AstraZeneca (do Ấn Độ sản xuất). Cho đến 1/5, Philippines đã nhận được 4,04 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó hơn 86% là vaccine của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc) và số còn lại là vaccine AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) thông qua cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX. Tính đến ngày 27/4, hơn 1,8 triệu liều vaccine đã được tiêm cho người dân nước này.
Chúng ta biết chương trình Covax thì được phân bổ đều cho các nước. Vậy Indo, Cam, Phi tiêm chủng nhiều hơn Việt Nam chính là do chính phủ và dân họ sử dụng vaccine Sinovac của Trung Quốc. Vậy liệu tỷ lệ bao nhiêu người Việt Nam dám chấp nhận sử dụng vaccine Trung Quốc để nâng cao tiêm chủng?
Tổng kết lại các nguyên nhân Việt Nam triển khai chậm tiêm chủng:
- Chưa đến mức nguy cấp phải tiêm khẩn cấp.
- Thận trọng đánh giá lợi hại của Vaccine.
- Người dân còn e dè một số loại vaccine.
Như vậy từ các lý do trên không thể nói chính quyền Việt Nam CHỐNG dịch tệ được. Chúng ta có thể nói là chính quyền đang thận trọng bảo vệ sức khoẻ người dân lâu dài và tìm giải pháp tối ưu các phương án hiện có.
Tung Phan
Cũng có lý nhỉ..Hy vọng Việt Nam chúng ta chống dịch thành công mỹ mãn.Chứ cách đây 6 tháng khi Pfizer vừa kết thúc thử nghiệm giai đoạn 3 xong, liệu mấy người có dám tiên phong tiêm vaccine hay không? Liệu bao nhiêu người dân VN dám làm chuột bạch tiêm thứ thuốc vừa mới ra lò để thế giới nhìn theo? khi mà ở VN nguy cơ dịch thấp, ai dám thử thuốc có nguy cơ đông máu chết người có khi tỷ lệ tử vong cao hơn là chết dịch?
Trả lờiXóaHơn nữa là đến tận bây giờ vaccines AstraZeneca của Anh vẫn còn gây tranh cãi trong EU vì nhiều ca gây tử vong và đông máu, thậm chí rất nhiều nước đã cấm. Vaccine TQ thì nghe nói hiệu quả thấp, vaccine Pfizer các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu hiệu quả chống biến chủng mới dù đã được tiêm đại trà ở Mỹ cùng với Mordena.
Tất cả các thông tin vẫn chỉ là thô ráp và chưa đánh giá được hết tác động lên con người. HY vọng là với người tiêm chủng sau như VN sẽ có thêm thời gian để đánh giá tác động của vaccine đã tiêm lên con người thực sự hiệu quả an toàn tới đâu nữa.
THeo mình nghĩ Lý do là vì mình track nguồn và cách ly quá tốt nên về nguyên tắc rủi ro rất thấp so với các nước khác. Thế nên về mặt ưu tiên qua Covax của WHO thì mình sẽ không phải là đối tượng ưu tiên cần vaccine.
Xóa