Là một tín đồ hàng ngày của ly cà phê, ai trong số chúng ta cũng đều mong muốn được thủ qua ly cà phê chồn thơm ngon tuyệt vời. Tuy nhiên câu chuyện đằng sau loại cà phê trứ danh hỏa hạng này là những câu chuyện buồn bi thảm mà loài chồn phải chịu đựng để sản xuất ra được thứ cà phê vàng ròng này. Điều này cũng có thể khiến các bạn kinh ngạc thậm chí cân nhắc đến việc quyết định có mua thử sản phầm này hay không.
Chồn hương đang được cho ăn trong lồng nuôi để lấy hạt cà phê thải của chúng |
Cà phê chồn còn có thể được biết đến với tên quốc tế là : Kopi luwak. Trong đó “Kopi” trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phê còn “Luwak” là tên một vùng thuộc hòn đảo Java của Indonesia đồng thời là tên một loài cầy (chồn) cư trú tại đây. Đó là lý do mà Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy này ăn quả cà phê rồi thải ra.
Tại Indonesia, Kopi luwak được làm bằng cách tách cầy hương ra khỏi môi trường sống tự nhiên khi cầy mới chỉ 6 tháng tuổi. Cầy bị nhốt vào những chiếc lồng nhỏ hẹp, ép ăn một chế độ ăn chủ yếu là quả cà phê; và sau đó thu hoạch những hạt cà phê mà cầy đào thải ra ngoài theo phân của chúng.
Một nông dân so sánh việc cầy hương ăn quá nhiều quả cà phê với con người hút thuốc, do sức khỏe của cầy hương bị giảm sút rất nhiều trong quá trình nuôi nhốt vì thiếu vitamin và dinh dưỡng. Cũng chính người nông dân này nói với điều tra viên của PETA rằng một số cầy hương không thể sống sót sau khi được thả trở lại tự nhiên.
Những cá thể đủ “may mắn” sống sót khi không còn khả năng sản xuất hạt cà phê, sẽ bị bán cho các chợ động vật sống, tiếp xúc trực tiếp với con người và tạo ra môi trường cho SARS hoặc một số loại virus khác lây lan.
Ngoài nguy cơ lây nhiễm do các trang trại và người bán cầy hương gây ra, điều tra viên còn nhận thấy sự tàn ác lan tràn ở mọi trang trại mà họ đến thăm. Cầy hương thường bị giam giữ trong những chiếc lồng cằn cỗi, bẩn thỉu với đầy phân, chất bẩn, quả mọng phân hủy và thường được bao phủ bởi mạng nhện.
Nhiều người cầy hương có vết thương hở đau đớn mà không được chữa trị thú y. Cầy hương có những biểu hiện bất thường như tự cắn vào đuôi của mình và liên tục đi đi lại lại do bị căng thẳng kéo dài.
Mặc dù cà phê chồn thường được quảng cáo là "có nguồn gốc từ động vật hoang dã", một nông dân nói với điều tra viên PETA rằng gần như không thể sản xuất nếu chỉ từ động vật hoang dã. Các nhà sản xuất đã đề nghị cố tình ghi sai nhãn cà phê.
Bích họa nước mắt chồn hương của tổ chức Peta châu Á |
Trong tự nhiên, Thức ăn ưa thích của chồn hương là quả cà phê nên chúng thường trèo lên các cây cà phê và chọn ăn những trái mọng chín đỏ nhất. Có thể đó là những trái cà phê có chất lượng tốt nhất của cây mà chính con người không thể chọn lựa được như chúng.
Nhưng dạ dày của chúng chỉ tiêu hóa được phần thịt bên ngoài của quả cà phê nên sau đó đã thải những hạt cà phê ra cùng với phân của chúng.
Người dân nơi đây sẽ đi thu lượm phân có lẫn hạt cà phê của loài cầy này, rồi làm sạch sau đó rang hạt cà phê lên để làm đồ uống.
Những người đã trải nghiệm loại cà phê này nhận xét rằng cà phê chồn có vị thơm ngon đặc biệt so với các loại cà phê thông thường khác.
Một ly cà phê chồn hòa quyện của rất nhiều hương vị. Nó được miêu tả là có "mùi mốc" rất hấp dẫn, ngọt ngào như sirô, hương vị đậm đà và thoang thoảng vị caramel và sôcôla, đắng nhưng rất dễ chịu.
Cận cảnh một nhà lồng nuôi chồn hương để lấy hạt cà phê thải ra từ phân của chúng |
Điều đáng buồn hơn, nhằm tăng sản lượng cà phê chồn đắt đỏ này, vì lợi nhuận, nhiều nhà sản xuất đã săn bắt bừa bãi những con chồn hương hoang dã, thông qua phương pháp nuôi nhân tạo để thúc đẩy chúng sản xuất phân nhiều hơn, từ đó thu được nhiều hạt cà phê chồn hơn.
Nhưng chồn hương giống như các loài động vật khác quen sống trong môi trường hoang dã, bản tính thích tự do.
Chính vì vậy, khi bị con người bắt nhốt trong chiếc lồng nhỏ hẹp, chất chội, bức bối và bẩn thỉu chúng sẽ trở nên cáu kỉnh, rối loạn hành vì và thậm chí dẫn đến tuyệt thực.
Những con chồn này phải sống trong kinh sợ, không được ăn uống lành mạnh.
Loại động vật ăn tạp về đêm này gần như bị tra tấn về tinh thần, không ngừng gặm nhấm tứ chi, đến lúc không thể chịu đựng nổi nữa, sinh bệnh và chết.
Mình nghĩ chắc do cầu nhiều hơn cung nên gây ra mất cân bằng như thế này...bởi vì số lượng lớn người tò mò muốn thử vị của loại cà phê hảo hạng này quá lớn nên bằng cách này hay cách khác thì vẫn có người tìm cách để sản xuất cho bằng được.
Trả lờiXóa