Chân dung của vua Càn Long qua nét vẽ của họa sĩ Italia

Có lẽ bạn sẽ cảm thấy bất ngờ khi nhìn thấy bức chân dung của vị vua nổi tiếng Trung Quốc Càn Long được vẻ bởi một họa sĩ người Tây Phương. Ngay cả chính mình cũng cảm giác như vậy thôi, bởi vì với nền mỹ thuật Phục Hưng khá phát triển của mình, các họa sĩ Phương Tây có thế mạnh đến lối tả thực sống động. Điều này giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan và rõ ràng hơn về vị vua nổi tiếng sinh sống cách đây hơn 200 năm. 

{tocify} $title={Xem Nhanh Nội Dung}

Các bức họa nổi tiếng của họa sĩ Italia

So sánh chân dung của vua vua Càn Long qua nét vẽ của họa sĩ Italia Giuseppe lúc trẻ và lúc về già
So sánh chân dung của vua vua Càn Long qua nét vẽ của họa sĩ Italia Giuseppe Castiglione lúc trẻ ở bên phải và lúc già bên trái bức hình. Điều thú vị là chúng mang hai phong cách khác nhau : một là lối tả kiểu ước lệ tượng trưng kiểu phương Đông và một lối tả thực kiểu phương Tây để chúng ta có một cái nhìn chân thật hơn về chân dung của vị vua nổi tiếng này.


Càn Long (25/9/1711 - 7/2/1799), là Hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh. Ông là vị Hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc, với thời gian trị vì kéo dài hơn 60 năm. Đây cũng là thời kỳ cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh.

Đối mặt với thực dân phương Tây liên tục dòm ngó, vua Càn Long đã chọn thái độ cứng rắn, từ chối thẳng thừng những yêu cầu vô lý của họ. Cùng với đó, ông chọn thái độ hữu hảo với những nước có thành ý với Trung Quốc, tuy nhiên vẫn dứt khoát từ chối đề xuất thông thương của họ.


Quan điểm của ông là, tiếp tục duy trì chính sách bế quan tỏa cảng của quốc gia, cũng chính vì vậy mà đã khiến khoa học kỹ thuật của Trung Quốc tụt hậu khá xa so với châu Âu.

Người họa sĩ vẽ tranh cho Hoàng Gia

Thế nhưng trong Tử Cầm Thành khi đó có một vị nhân sĩ đến từ Italy vô cùng nổi tiếng, đó là Giuseppe Castiglione (19/7/1688 - 16/7/1766), nhà truyền giáo và họa sĩ của hoàng thất. (tiếng Hán của ông là Lang Thế Ninh)

Phong cách hội họa của Giuseppe hoàn toàn khác biệt so với các họa sĩ Trung Quốc đương thời, vì thế Càn Long Đế và các hoàng thân đều rất thích mời ông vẽ tranh.

Giuseppe đương nhiên cũng hiểu đạo lý để có thể tồn tại trong Tử Cấm Thành là không được chọc giận hoàng thân quốc thích. Vì thế khi vẽ tranh cho các phi tần, ông chú trọng đến thần thái và làm nổi bất khí chất của họ.

Sau một thời gian vẽ tranh trong cung, Giuseppe ghi nhớ rất rõ tướng mạo của Càn Long Đế, vì vậy ông đã âm thầm dùng mực nước Italy để vẽ nên bức "Càn Long Hoàng đế bán thân đông trang tượng" (tranh chân dung Hoàng đế Càn Long mặc đồ đông). Đây cũng là bức tranh được đánh giá sát với tướng mạo thực sự của Hoàng đế Càn Long nhất trong lịch sử.

Hình tượng các Hoàng đế cổ đại thường nằm ngoài tầm hiểu biết của con người ngày nay, nhưng khuôn mặt của Hoàng đế Càn Long đã được một họa sĩ người Italy âm thầm lưu lại, giúp chúng ta có thể giải mã một phần bí ẩn của lịch sử.

Khi nhìn vào hai bức tranh minh họa bên trên ta có thể thấy sự khác biệt trong tranh vẽ mang phong cách Châu Âu và Trung Quốc khi đó lớn đến thế nào. Mặc dù cùng do chính họa sĩ Giuseppe vẻ ra nhưng chúng tạo nên sự tương phản thật thú vị và giúp cho chúng ta có một cái nhìn đa chiều về chân dung của vị vua nổi tiếng này.

Trước khi kết bài, mời các bạn cùng chiêm ngưỡng bức chân dung hoàn chỉnh của vua Càn Long dưới bàn tay của họa sĩ phương Tây ở bên dưới nhé

Bức chân dung hoàn chỉnh

bức chân dung hoàn chỉnh của vua Càn Long dưới bàn tay của họa sĩ phương Tây
Bức chân dung hoàn chỉnh của vua Càn Long dưới bàn tay của họa sĩ phương Tây Giuseppe người Ý 


Chân dung của Vua Càn Long sau khi dùng app chỉnh tăng độ nét
Vua Càn Long sau khi dùng app chỉnh tăng độ nét và chi tiết bức ảnh để tạo nên một bức chân dung khá thực và hiện đại.

Tham khảo: Phạm Sơn Tùng- Tổng hợp

1 Nhận xét

✪★ Chèn link ảnh/video trực tiếp vào khung bình luận để hiển thị hình ảnh hay video cho phần nội dung.
✪★ Nếu tải file mẫu không được, vui lòng để lại nhận xét vào khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé .
✪★ Chúc các bạn có một năm Nhâm Dần 2022 🐯 nhiều thành công tốt đẹp!

  1. Thực ra bức họa tranh bên phải trắng da là thời Càn Long thời trẻ, cũng là do chính họa sĩ Giuseppe Castiglione người Ý vẽ, mà cũng chính là ông được đề cập trong bài viết đấy. tên Hán Việt của ông là Lang Thế Ninh chứ không phải tranh da trắng là họa sĩ Trung Quốc đâu bạn. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng bức bên trái trông rất thật như 3d nhỉ...

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn