Địa điểm lọt top mười vườn sinh vật lâu đời nhất thế giới ở Việt Nam ở đâu?

Bạn sẽ cực kỳ ngạc nhiên nếu biết rằng ở Việt Nam có một địa điểm lọt top mười vườn sinh vật lâu đời nhất thế giới mà hiện nay vẫn còn tồn tại và hoạt động. Đối với những ai ở Sài Gòn thì cái tên này quá đỗi quen thuộc. Tuy nhiên nói về sự độc đáo, lâu đời và mang dấu ấn lịch sử quan trọng như thế chắc có lẽ bạn cũng chỉ mới nghe qua mà thôi.

Đến đây mình chắc các bạn cũng đã đoán gần ra địa điểm này ở đâu rồi đúng không nhỉ.. Mình in bật mí nhanh luôn đó là khuôn viên trưng bày các loại động vật quý hiếm cũng như bộ sưu tập các loại cây cỏ quý hiếm đặc sắc nhất gần chân cầu Thị Nghè.

Đồ họa mô hình vườn Bách Thảo của Sài Gòn
Đồ họa mô hình vườn Bách Thảo của Sài Gòn

Vườn Bách Thảo (Sở thú) là một địa điểm quá quen thuộc với người dân Sài Gòn xưa. Trải qua nhiều thăng trầm với nhiều dấu ấn lịch sử, Sở thú vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

Được ký nghị định xây dựng ngày 23/03/1864, Vườn Bách Thảo ban đầu được lập ra với mục đích nuôi trồng các loài thực vật lạ, nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu và ươm giống cây trồng trên đường phố Sài Gòn.

Với diện tích ban đầu là vùng đất hoang 12 hecta ở phía Đông Bắc Rạch Thị Nghè, một năm sau đó về cơ bản Sở thú đã có nhiều chuồng trại.

Ông Jean Baptiste Louis Pierre (1883 – 1905) được mời sang làm giám đốc Vườn Bách Thảo Sài Gòn khi ông đang phụ trách chăm sóc thực vật tại Vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ). Suốt thời gian lãnh đạo, ông đã đem rất nhiều loài động thực vật quý hiếm ở khắp nơi trên thế giới về Vườn Bách Thảo Sài Gòn để nuôi dưỡng. Ông để lại hơn 100.000 tiêu bản sinh vật, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM và hàng ngàn cây cổ thụ trên các đường phố trung tâm Sài Gòn, công viên Tao Đàn.

Tới cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo được mở rộng thêm 20 hecta.

Năm 1869, Sở thú đã có 509 loài động vật. Năm 1924, được mở rộng thêm 13 hecta qua khu vực phía bên kia Rạch Thị Nghè.

Năm 1945 - 1955, quân đội Pháp chiếm Vườn Bách Thảo làm đồn trú và kho tàng cất giấu vũ khí, nên đã phá nhiều chuồng trại và một số cây cổ thụ.

Sau 1954, Vườn Bách Thảo chỉ còn phần phía bên mặt này của Sông Thị Nghè (phần Thảo Cầm Viên hiện tại).

Năm 1956, Vườn Bách Thảo đổi tên thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho tới nay.

Ở giữa lối vô cổng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, có đặt 1 tấm bia đá và bức tượng bán thân của ông Jean Baptiste Louis Pierre – Giám đốc đầu tiên của Vườn Bách Thảo năm xưa. Trên tấm bia có ghi lại câu nói của ông trước khi qua đời: ”Tôi đã nghỉ hưu nhưng còn quá nhiều việc để làm cho ngành thực vật, chỉ tiếc là không còn thời gian và cuộc sống thì quá ngắn ngủi”.

1 Nhận xét

✪★ Chèn link ảnh/video trực tiếp vào khung bình luận để hiển thị hình ảnh hay video cho phần nội dung.
✪★ Nếu tải file mẫu không được, vui lòng để lại nhận xét vào khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé .
✪★ Chúc các bạn có một năm Nhâm Dần 2022 🐯 nhiều thành công tốt đẹp!

  1. Tuyệt vời quá.. Mình đã từng vào đây rất nhiều lần rồi nhưng đây là lần đầu tiên biết được lịch sử phi thường của địa điểm này.

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn